Ẩm thực
Ẩm thực
12 quy tắc ngầm trên bàn ăn
Nắm rõ vị trí đặt bát đĩa, cách sử dụng khăn hay quy tắc dùng bộ dao, dĩa trên bàn tiệc sẽ giúp bạn trở thành người tinh tế, lịch thiệp.
Chủ tiệc luôn phải thanh toán
Chủ tiệc dù là nam hay nữ khi đã mời khách đến ăn luôn phải là người chủ chi và chỉ trì. Còn trong trường hợp vị khách nam muốn trả tiền, bạn hãy yêu cầu người phục vụ đưa lại hóa đơn hoặc xin phép rời bàn để đi thanh toán.
Lựa chọn món ăn theo sở thích của khách
Để trở thành chủ tiệc tinh tế, khiến khách mời hài lòng việc bạn cần làm là quan tâm đến sở thích - ghét của mỗi cá nhân để tìm nhà hàng phù hợp.
Trong quá trình dùng bữa, hãy luôn thử mọi món ăn lúc được mời, tránh để khách cảm thấy khó chịu nếu phải ăn một mình.
Ghi nhớ vị trí của đĩa và ly
Trước khi dùng bữa hãy nhớ lại quy tắc "BMW" là viết tắt của bread - meal - water (bánh mì, bữa ăn và nước). Theo đó, bên trái bàn ăn là các đĩa đặt bánh mì và bơ, bữa ăn chính ở giữa và ly nước luôn đặt bên phải.
Vị trí đặt đĩa, thìa, dao và ly theo quy tắc BMW. Ảnh minh họa: Pinterest
Đặt khăn dưới chân
Sau khi ngồi, khăn ăn có thể được gấp đôi hoặc đặt thẳng lên đùi, tùy kích cỡ. Còn trong trường hợp bạn cần phải rời khỏi bàn vì một lý do nào đó, hãy đặt khăn ăn lên ghế như một tín hiệu bản thân sẽ quay lại.
Lưu ý: Không đeo khăn lên quanh cổ.
Không đặt ví, điện thoại, chìa khóa lên bàn
Đây là những món đồ không nên đặt lên bàn tiệc vì chúng dễ khiến bạn và những người xung quanh xao nhãng đồng thời trở nên vướng víu, khiến nhân viên phục vụ gặp khó trong việc đặt đồ.
Nhờ người khác lấy giúp thức ăn
Để trở thành người lịch thiệp trên bàn ăn, đừng cố vươn tay để lấy thứ gì đó ngoài tầm với. Thay vào đó, bạn nên nhờ người ngồi cạnh đĩa thức ăn đưa qua, sau đó từ tốn lấy thức ăn vào đĩa riêng trước khi thưởng thức.
Với những món đồ xa tầm với hãy nhờ người ngồi gần lấy giúp. Ảnh minh họa: Shutterstock
Ngậm miệng khi nhai
Cắn những miệng nhỏ và nhai một cách chậm rãi, không phát ra tiếng động là quy tắc bắt buộc trên bàn ăn. Việc vừa nhai vừa nói hoặc cầm bát soup lên húp trực tiếp chỉ khiến bản thân trở nên xấu đi trong mắt đối phương.
Tránh lớn tiếng gọi người phục vụ
Thay vào đó hãy giao tiếp bằng mắt hoặc ra ký hiệu bằng tay đủ để thu hút sự chú ý. Trong khi việc hô lớn tên chỉ làm tăng sự chú ý từ xung quanh và khiến nhiều người cảm thấy khó chịu.
Bẻ bánh mì bằng tay
Quy tắc tiếp theo là không được dùng dao để cắt ổ bánh mì trong bữa tối. Bạn nên bẻ đôi chiếc bánh, xé từng miếng một và phết bơ khi đã sẵn sàng ăn.
Chú ý đến tư thế dùng bữa
Mọi người sẽ cảm thấy khó chịu nếu trong suốt bữa ăn người đối diện chỉ gập đầu, ngồi xiên xẹo hay tay gắp lia lịa. Các chuyên gia về nghi thức cho rằng tư thế chuẩn trong một bữa ăn là giữ cho lưng thẳng, tay đặt lên bàn, đầu ngang tầm mắt.
Người dùng cần giữ thẳng lưng, tay đặt lên bàn, đầu ngang tầm mắt trong suốt quá trình dùng bữa và trò chuyện với mọi người. Ảnh minh họa: Shutterstock
Không dùng khăn ăn thay khăn giấy
Khăn ăn chỉ nên sử dụng để lau miệng, còn nếu muốn xì mũi hãy xin phép vào phòng tắm để sử dụng loại giấy chuyên dụng.
Nắm rõ vị trí "nghỉ ngơi" và "hoàn thành"
Nếu bạn đang "tạm nghỉ" hãy để dao đặt lên đầu đĩa, dĩa đặt ngang ở giữa đĩa. Còn nếu muốn thể hiện đã ăn xong, hãy đặt dĩa và dao song song trên đĩa để người phục vụ biết và có thể dọn dẹp.
Minh Phương (Theo stylecraze)
tin tức khác ...

4 nhóm rau nên chần trước khi nấu
Có nhiều phương pháp nấu ăn như luộc, rán, chiên, om, hầm nhưng ít ai biết về chần - một bước rất quan trọng trước khi nấu.

Ba sai lầm khi vệ sinh dao trong nhà bếp
Vệ sinh đúng cách sẽ hạn chế tình trạng gỉ sét trên bề mặt dao, bảo vệ sức khỏe cho gia đình khi sử dụng.

Hà Nội có thể lập Sở An toàn thực phẩm
Hà Nội có thể là địa phương thứ hai lập Sở An toàn thực phẩm sau TP HCM, nếu đề xuất của Bộ Tư pháp được thông qua.

Cách nấu chè khoai lang thơm ngon, mềm mịn
Chè khoai lang là món chè thơm ngon, bổ dưỡng, rất được yêu thích trong mùa hè. Nếu bạn muốn trổ tài nấu một nồi chè khoai lang thơm ngon, mềm mịn để chiêu đãi gia đình và bạn bè thì hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Thịt đã rã đông có nên tiếp tục trữ lạnh?
Nhiều người khuyên thịt rã đông rồi không nên lại trữ lạnh lần nữa do có thể bị biến chất. Nhờ bác sĩ tư vấn cách bảo quản thịt đúng? (Hoa, 28 tuổi, Hà Nội).

Mẹo xử lý ngao nhanh sạch cát
Nếu không biết cách xử lý, ruột ngao dễ còn lẫn cát, món ăn trở thành "thảm họa".