Ẩm thực
Ẩm thực
Hà Nội có thể lập Sở An toàn thực phẩm
Hà Nội có thể là địa phương thứ hai lập Sở An toàn thực phẩm sau TP HCM, nếu đề xuất của Bộ Tư pháp được thông qua.
Theo dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đang được Bộ Tư pháp lấy ý kiến nhân dân trước khi trình Chính phủ, HĐND TP Hà Nội có thể lập Sở An toàn thực phẩm. Bộ lý giải đề xuất thành lập sở chuyên trách an toàn thực phẩm dựa trên yêu cầu thực tiễn.
Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm ở Trung ương thuộc các bộ Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương. Trong đó, Bộ Y tế chủ trì, tham mưu. Tương tự, các địa phương có ba sở quản lý lĩnh vực này.
Quầy bán rau tại chợ truyền thống Hà Nội, tháng 1/2023. Ảnh: Phùng Minh
Theo quyết định của UBND TP Hà Nội năm 2022, Sở Y tế là đầu mối thường trực Ban chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm, quản lý quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh các mặt hàng nước đóng chai, thực phẩm dinh dưỡng, phụ gia.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý ngũ cốc, thịt, thủy sản, rau, củ, quả, trứng, sữa tươi, mật ong, thực phẩm biến đổi gen, muối, gia vị, đường, chè, cà phê, ca cao, hạt tiêu. Sở Công Thương quản lý bia, rượu, đồ uống có cồn, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, tinh bột, bánh kẹo.
Chủ tịch các huyện làm trưởng ban chỉ đạo an toàn thực phẩm; tổ chức thanh tra, giám sát an toàn thực phẩm trên địa bàn.
Việc ba ngành cùng quản lý lĩnh vực an toàn thực phẩm dẫn đến chồng chéo trách nhiệm, phối hợp chưa chặt chẽ, hiệu quả thấp và nhiều kẽ hở. Do vậy, tháng 11/2022, Ban Bí thư yêu cầu sớm thống nhất một đầu mối đảm bảo an toàn thực phẩm từ trung ương tới địa phương.
Thảo luận tổ tại Quốc hội hồi cuối tháng 5, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết đề xuất của Chính phủ lập Sở An toàn thực phẩm TP HCM có đủ cơ sở pháp lý vì Luật An toàn thực phẩm và các luật liên quan đã quy định. Về thực tiễn, TP HCM thí điểm lập Ban Quản lý an toàn thực phẩm từ năm 2016 và cho thấy có hiệu quả.
Theo Bộ trưởng Nội vụ, Sở An toàn thực phẩm TP HCM có chức năng thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật, vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, nếu hoạt động hiệu quả sẽ tham mưu nghiên cứu lập ra ở các đô thị lớn.
Quốc hội sau đó thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM, trong đó́ cho phép thành phố lập Sở An toàn thực phẩm.
tin tức khác ...

4 nhóm rau nên chần trước khi nấu
Có nhiều phương pháp nấu ăn như luộc, rán, chiên, om, hầm nhưng ít ai biết về chần - một bước rất quan trọng trước khi nấu.

Ba sai lầm khi vệ sinh dao trong nhà bếp
Vệ sinh đúng cách sẽ hạn chế tình trạng gỉ sét trên bề mặt dao, bảo vệ sức khỏe cho gia đình khi sử dụng.

12 quy tắc ngầm trên bàn ăn
Nắm rõ vị trí đặt bát đĩa, cách sử dụng khăn hay quy tắc dùng bộ dao, dĩa trên bàn tiệc sẽ giúp bạn trở thành người tinh tế, lịch thiệp.

Cách nấu chè khoai lang thơm ngon, mềm mịn
Chè khoai lang là món chè thơm ngon, bổ dưỡng, rất được yêu thích trong mùa hè. Nếu bạn muốn trổ tài nấu một nồi chè khoai lang thơm ngon, mềm mịn để chiêu đãi gia đình và bạn bè thì hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Thịt đã rã đông có nên tiếp tục trữ lạnh?
Nhiều người khuyên thịt rã đông rồi không nên lại trữ lạnh lần nữa do có thể bị biến chất. Nhờ bác sĩ tư vấn cách bảo quản thịt đúng? (Hoa, 28 tuổi, Hà Nội).

Mẹo xử lý ngao nhanh sạch cát
Nếu không biết cách xử lý, ruột ngao dễ còn lẫn cát, món ăn trở thành "thảm họa".