Ẩm thực
Ẩm thực
Giấy thiếc có những công dụng gì?
Ngoài việc gói thực phẩm để nướng hay bảo quản trong tủ lạnh, giấy thiếc còn có rất nhiều công dụng mà có thể bạn chưa biết.
Giấy thiếc, còn được gọi là giấy bạc, có rất nhiều ứng dụng trong công việc nội trợ và cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là một số công dụng của giấy thiếc mà có thể bạn vẫn chưa biết.
Giấy thiếc có những công dụng gì? (Ảnh: Alcan)
Giữ lò nướng sạch sẽ
Khi làm món nướng, bạn có thể dùng giấy thiếc bọc thực phẩm hoặc lót đáy khay. Nhờ đó, mỡ và gia vị từ thực phẩm trong quá trình nướng sẽ không rơi ra, dính vào khay nướng, thức ăn cũng được làm nóng đều hơn.
Khi nướng xong, lấy thực phẩm ra đĩa, bạn chỉ cần gói giấy thiếc lại rồi vứt đi mà không còn phải tốn công vệ sinh lò nướng.
Giúp thực phẩm chín đều, không bị khô
Một công dụng nữa của giấy thiếc là khi dùng bọc thực phẩm để nướng, chúng giúp giữ nhiệt giúp món ăn chín đều nhưng không bị mất nước, do đó không bị khô.
Bọc thực phẩm bằng giấy thiếc không chỉ giúp bảo quản lâu hơn mà còn đảm bảo vệ sinh. (Ảnh: Reader Diggest).
Mài kéo
Nếu chiếc kéo nhà bạn do sử dụng lâu ngày mà trở nên cùn hay xỉn màu, đừng vội vứt đi hay đem ra hàng để mài. Hãy dùng giấy thiếc làm cho chiếc kéo sắc bén trở lại. Cách làm rất đơn giản, bạn kéo căng miếng giấy thiếc rồi dùng kéo cắt thật chậm.
Sau khoảng chục lát cắt, bạn sẽ thấy chiếc kéo cùn đã dần trở nên sắc bén hơn. Nguyên nhân là giấy thiếc tương đối cứng, thao tác trên sản sinh ra lực ma sát làm cho chiếc kéo được mài nhiều lượt.
Làm sạch đồ bạc
Đồ trang sức, dao đĩa bạc dùng lâu ngày sẽ bị ôxy hóa dần chuyển sang màu đen. Giấy thiếc có công dụng làm sạch bề mặt đồ dùng bằng bạc mà không khiến bạn tốn nhiều sức lực. Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị một chiếc bát, đặt giấy thiếc vào rồi cho món đồ bạc bị xỉn màu lên trên, sau đó đổ nước nóng vào ngâm trong khoảng 10 phút (hoặc lâu hơn tùy mức độ ôxy hóa). Sau khi ngâm xong, bạn sẽ thấy món đồ bạc khôi phục lại độ bóng ban đầu.
Giấy thiếc có công dụng làm sạch đồ bạc nhanh chóng. (Ảnh: Better Homes)
Làm sạch vật dụng bị gỉ
Nếu chảo, đáy nồi, vỉ nướng hay vật dụng bằng kim loại trong bếp bị han gỉ, bạn chỉ cần dùng một miếng giấy thiếc vo tròn để làm sạch chúng. Mọi vết gỉ, bẩn sẽ dễ dàng bị đánh bay mà không cần hóa chất tẩy rửa. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng cách này cho nồi, chảo chống dính.
Các mảng gỉ bám trên nồi chảo dễ dàng bị đánh bay nhờ giấy thiếc. (Ảnh: City Magazine)
Làm sạch quần áo
Với quần áo bị bùn đất bám chặt, bạn chỉ cần vo tròn hai tờ giấy thiếc và cho vào máy giặt cùng. Chúng có tác dụng tạo ma sát, làm sạch vết bùn bẩn bám trên quần áo một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn nên chú ý đến chất liệu của đồ giặt, chỉ dùng cách này với những chất liệu có độ bền cao.
Bảo quản chuối
Nếu mua nhiều chuối không ăn hết ngay, bạn có thể dùng giấy thiếc để bảo quản. Đầu tiên, cần rửa sạch chuối để loại bỏ hết hóa chất thúc chín ngoài vỏ nếu có, lau khô. Sau đó, bạn lấy một miếng giấy thiếc bọc kín phần cuống của quả chuối đế ngăn chặn thoát khí ethylene, tác nhân chính đẩy nhanh quá trình chín, sau đó cất ở nơi thoáng mát.
Nhận biết những công dụng của giấy thiếc, chắc hẳn bạn sẽ phát huy tối đa lợi ích của nó trong đời sống gia đình.
Hoàng Hà(Tổng hợp) - VTC News
tin tức khác ...
Bài học đắt giá
Vụ việc hàng trăm người bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì tại một cơ sở kinh doanh ở Bà Rịa - Vũng Tàu đã gây ra làn sóng bức xúc trong cộng đồng
Mẹo giúp món chiên giòn ít ngấm dầu mỡ
Không ít người loay hoay mọi cách nhưng rán nem, cá, khoai tây, tôm chiên xù… bị ỉu mềm, ngấm dầu và kém vị.
Xử trí khi ngộ độc thực phẩm
Khi bị ngộ độc thực phẩm, xử trí ban đầu quan trọng nhất là bù nước và điện giải, không tự ý dùng thuốc chống nôn hoặc tiêu chảy.
Cách làm cải thảo trộn chua ngọt đơn giản
Cải thảo trộn chua ngọt là một món dân dã, dễ làm, dễ ăn, có thể thay rau, ăn kèm cùng nhiều món ngon làm bữa cơm của bạn thêm ngon, phong phú và đậm vị.
3 sai lầm tai hại khi dùng nồi chiên không dầu
Dù mang tới nhiều tiện ích nhưng nếu sử dụng không đúng cách, nồi chiên không dầu cũng có thể gây hại.
Thực phẩm hết hạn còn ăn được không?
Hạn sử dụng đã trở thành "bùa hộ mệnh" của thực phẩm, tuy nhiên không nên nhìn những con số trên bao bì để xác định thực phẩm còn dùng được hay không.