Ẩm thực
Ẩm thực
10 loại rau, củ giúp giải nhiệt ngày hè
Mùa hè đến, thời tiết nắng nóng khiến cơ thể chúng ta mệt mỏi, sức đề kháng kém khiến chúng ta dễ bị choáng, say nắng thậm chí dẫn đến sốt, khó thở... 10 loại rau, củ dưới đây sẽ giúp bạn giải nhiệt ngày hè, bổ sung vitamin tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật, tốt cho sức khỏe.
1. Quả bầu
Ảnh Healthline
Quả bầu có vị ngọt, tính bình, có công dụng thanh nhiệt, lợi niệu, trừ thử, giải khát, là thực phẩm rất thích hợp cho mùa hè. Canh bầu nấu với tôm là một món ăn rất dân dã, nhưng lại có công dụng giải khát và bồi bổ rất tốt.
Bầu thường được nấu canh với tôm hoặc xương.
2. Rau dền
Ảnh: RaisingFaith
Ở nước ta rau dền có nhiều loại, phổ biến là rau dền xanh và rau dền đỏ. Thân và lá dền vị ngọt, nhiều protid, lipid, glucid, vitamin, sắt và chất khoáng rất tốt cho sức khỏe. Rau dền cũng dồi dào lượng canxi lại không chứa axit oxalic nên cơ thể rất dễ hấp thu.
Rau dền có thể luộc, nấu canh ăn kèm với cà hoặc xào với tỏi, hành...
3. Mướp đắng (Khổ qua)
Ảnh Healthline
Vị đắng, tính hàn, có tác dụng sáng mắt, giải khát, giải nhiệt, bổ khí, hoạt huyết. Mướp đắng (Khổ qua) thường dùng làm thức ăn mùa hè rất phù hợp, thường xào với thịt bò, nấu canh xương, nhồi thịt hấp, có khi đun nước tắm cho trẻ lặn rôm, sắc nước uống (thái nhỏ phơi khô dùng dần).
4. Rau má
Ảnh Energize
Rau má có vị đắng, hơi ngọt, tính mát. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống nhiễm trùng, chống độc, lợi tiểu, bổ gan, điều hòa tạng phủ.... Rau má thường mọc hoang dại nơi ẩm ướt, có thể dùng ăn sống, muối dưa, luộc chín hoặc nấu canh.
Mùa hè, rau má thường được xay hòa với đường làm nước giải khát.
5. Rau muống
Ảnh Gocer
Theo Đông y, rau muống vị ngọt nhạt, tính mát, tác dụng giải độc. Thành phần trong rau muống gồm 90% nước, chất xơ, protein, vitamin C, vitamin E, chất béo, khoáng chất như sắt, kẽm, magie. Hạn chế ăn rau muống nếu bạn bị gout, viêm nhiễm đường tiết niệu do sỏi thận, huyết áp cao. Người đang có vết thương mềm ngoài da, ăn rau muống dễ để lại sẹo lồi. Người đang điều trị nội khoa, ngoại khoa hoặc bị đau xương khớp, viêm, đau nhức, cũng không nên ăn.
Rau muống thường được luộc cùng vài quả sấu hoặc khi luộc xong vắt nửa quả chanh sẽ cho ra nước canh ngon, hơi có vị chua sẽ giải nhiệt ngày hè.
6.Bí đao
Ảnh ST
Bí đao vị ngọt, tính mát có công dụng thanh nhiệt, là một loại quả làm rau và làm đồ giải khát rất được ưa chuộng trong mùa hè. Dân gian thường dùng bí đao để nấu các món canh thanh nhiệt, giải nhiệt hoặc rửa sạch rồi ép lấy nước uống. Thậm chí, vỏ bí đao cũng có tác dụng giải nhiệt, nhiều phương thuốc dân gian đã dùng vỏ bí đao cùng với vỏ dưa hấu sắc lấy nước uống thay trà.
7. Rau diếp cá
Ảnh ST
Rau diếp cá có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, thích hợp sử dụng trong ngày hè. Ngoài ra, rau diếp cá còn chứa hàm lượng xơ thực vật cao, có lợi cho hệ tiêu hóa có thể trị bệnh táo bón. Ăn diếp cá giúp giảm cân, giữ dáng, lợi tiểu, giải độc. Đây cũng là thực phẩm tốt cho người bị thiếu máu.Tuy nhiên, mùi vị lá diếp hơi tanh nên khá kén người ăn.
Thông thường mùa hè rau diếp cá thường được xay thành nước và uống chung với đường để thanh nhiệt, giải khát.
8. Khoai lang
Ảnh Indianexpress
Có vị ngọt, thơm, tính mát. Dược năng là giúp tiêu hóa, nhuận tràng, giải nhiệt, sát khuẩn. Với lượng calo thấp, khoai lang có khả năng cân bằng hàm lượng insulin trong cơ thể, giảm lượng đường trong máu. Vì vậy loại củ này rất an toàn đối với bệnh nhân tiểu đường.
Thông thường lá khoai lang sẽ dùng để luộc hoặc nấu canh. Củ sẽ luộc, nướng hoặc nấu canh.
9. Rau mùng tơi/ Rau mồng tơi
Ảnh Pinterest
Rau mồng tơi có tính hàn, vị chua, tán nhiệt, mát máu, lợi tiểu, giải độc, đẹp da, trị rôm sảy mụn nhọt hiệu quả… rất thích hợp trong mùa nóng. Chất nhầy pectin của mồng tơi phòng chữa nhiều bệnh, giúp rau có tác dụng nhuận tràng, chống béo phì, thích hợp cho người có lượng mỡ và đường cao trong máu.
Rau mồng tơi có thể nấu canh với ngao, hến, thịt.
10. Rau ngót
Ảnh ST
Theo đông y, rau ngót là một loại thảo dược có đặc tính mát, giải nhiệt và đặc biệt là rất lành tính. Về mặt ẩm thực, rau ngót cũng là một loại rau rất dễ ăn và kết hợp cùng các món khác. Nguồn vitamin C trong lá rau ngót thậm chí cao hơn nhiều so với cam và ổi. Trong rau ngót có nhiều tác dụng chữa bệnh như thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, bổ huyết, nhuận tràng.
Rau ngót nấu canh giải nhiệt mùa hè, giải rượu, bồi dưỡng sau sinh, chữa nám da, nhức xương.
laodong.vn/dinh-duong-am-thuc/10-loai-rau-cu-giup-giai-nhiet-ngay-he-808162.ldo
tin tức khác ...
Ba chỉ rang sả ớt
Món thịt ba chỉ rang sả ớt hấp dẫn bởi miếng thịt bên ngoài xém cạnh màu nâu đỏ, vị đậm đà, dậy mùi thơm của sả, the cay từ ớt, phù hợp bữa cơm ngày đông của các gia đình.
Khoảng trống về dinh dưỡng học đường
(Dân trí) - Là người làm công tác xã hội, từng có dịp đi khảo sát thực tế ở nhiều địa phương, cũng như qua thông tin trên báo chí, tôi nhận thấy vấn đề dinh dưỡng học đường ở nước ta còn quá nhiều bất cập.
Vì sao cá kho ngon hơn khi nấu hai lửa?
Cá kho phá vỡ nguyên lý mùi cũ hâm lại ''warmed-over flavor'' trở nên săn chắc, đậm vị và sốt sánh màu hổ phách hấp dẫn khi kho hơn hai lần lửa.
Bài học đắt giá
Vụ việc hàng trăm người bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì tại một cơ sở kinh doanh ở Bà Rịa - Vũng Tàu đã gây ra làn sóng bức xúc trong cộng đồng
Mẹo giúp món chiên giòn ít ngấm dầu mỡ
Không ít người loay hoay mọi cách nhưng rán nem, cá, khoai tây, tôm chiên xù… bị ỉu mềm, ngấm dầu và kém vị.
Xử trí khi ngộ độc thực phẩm
Khi bị ngộ độc thực phẩm, xử trí ban đầu quan trọng nhất là bù nước và điện giải, không tự ý dùng thuốc chống nôn hoặc tiêu chảy.