Kỹ thuật nhất rán da, hai rán chín, ba rán giòn
phone
  • logo header
search

Ẩm thực

Kỹ thuật nhất rán da, hai rán chín, ba rán giòn

  • Thứ sáu, 14:55 Ngày 01/03/2024
  • Rán đậu, rán cá, rán nem tưởng đơn giản nhưng nếu không biết cách dễ khiến món ăn bị mềm ỉu, ngấm dầu, ngậy béo và kém vị.

    Lâu nay, trong khoa học ẩm thực khi làm chín thực phẩm bằng chất béo (dầu, mỡ) thường truyền miệng câu tóm tắt dễ nhớ, dễ thực hành là ''Nhất rán da, hai rán chín, ba rán giòn''.

    Nắm vững ba bước này sẽ giúp chinh phục mọi món rán, giúp cho món ăn bên ngoài giòn rụm, vàng ươm mà bên trong vẫn mềm mọng, ngọt thơm, đặc biệt để lâu vẫn giữ trọn vị, không bị mềm ỉu. Theo kinh nghiệm dân gian xưa, bước một và hai được gộp chung lại, vì thế có quy tắc ''chiên hai lửa'' cũng tương tự để giúp món chiên ''ngoài giòn trong mềm'' hoàn hảo.

    Bước 1: Rán định hình se mặt bên ngoài

    Trước khi rán bước 1 nên để ráo hoặc thấm khô thực phẩm hoàn toàn. Bởi xét dưới góc độ vật lý, nước vốn dĩ có khối lượng riêng lớn hơn dầu nhưng dầu mỡ nóng lại có nhiệt độ sôi cao hơn nước. Vì thế nếu dầu đang nóng cho thực phẩm chứa nước vào sẽ khiến mặt dưới nước bốc hơi nhanh, đẩy phần bên trên chưa tiếp xúc lên tạo ra tiếng nổ (văng dầu) dễ gây bỏng. Vì thế cần thấm khô cá, đậu trước khi rán để tránh bị bắn dầu gây bỏng.

    Rán sơ nem định hình bề mặt. Ảnh: Bùi Thủy

    Rán sơ nem định hình bề mặt. Ảnh: Bùi Thủy

    Sau đó, cho dầu ăn hoặc mỡ lợn vào chảo đun nóng từ từ một lúc rồi dùng đầu đũa thử thấy sủi tăm là đã đạt độ nóng, hạ lửa vừa để cho thực phẩm vào. Các đầu bếp Âu Mỹ thường chia sẻ: "Nếu bạn nghĩ chảo đã đủ nóng, hãy chờ thêm 2 phút nữa rồi mới nấu", nhiệt đủ độ sẽ giúp thực phẩm lên khuôn, giữ nét đẹp mắt. Chú ý từ đầu không vội vàng đun lửa to quá dễ làm dầu mỡ bốc khói biến đổi chất không tốt cho sức khỏe.

    Lần lượt gắp cho thực phẩm (cá, đậu, nem, gà...) vào rán ở lửa vừa. Lúc này cấu trúc bề mặt ngoài thực phẩm gặp nóng sẽ nhanh chóng co lại. Để yên một lúc cho thực phẩm se mặt và định hình miếng mới lật trở mặt còn lại. Không cạy hay lật trở lúc này vì dễ bị vỡ vụn, nhất là với cá có cấu trúc sợi protein ngắn dễ gãy đứt.

    Bước 2: Rán chín

    Rán lửa nhỏ vừa để cá chín đều. Ảnh: Bùi Thủy

    Rán lửa nhỏ vừa để cá chín đều. Ảnh: Bùi Thủy

    Sau khi thực phẩm định hình bề mặt và cấu trúc, lúc này giảm nhiệt nhỏ vừa để rán cá, rán đậu, rán nem chín đều từ ngoài vào trong. Ở các hàng quán thường chiên bằng chảo sâu lòng, nhiều dầu, nhiệt đủ nên đầu bếp thường cho vào muôi lỗ to cho đậu, cá, nem... vào rán vài phút. Khi bề mặt se vàng, thực phẩm tỏa mùi thơm đặc trưng, chín khoảng 70 - 80% thì vớt ra để rổ thưa hoặc giấy thấm dầu. Việc để thực phẩm (cá, thịt, nem, khoai tây...) nghỉ giữa chừng khi chiên giúp cho cấu trúc sợi ''hồi lại'' dẻo thớ hơn để làm tiền đề khi căng nhiệt thoát dầu ở bước cuối.

    Bước 3: Rán giòn

    Việc căn chỉnh nhiệt ở bước này rất quan trọng vừa giúp thoát dầu tạo độ giòn cho vỏ, vừa lên màu đẹp do phản ứng hóa học maillard tạo màu và vị đặc trưng của món ăn.

    Rán đậu căng dầu để vàng giòn. Ảnh: Bùi Thủy

    Rán đậu căng dầu để vàng giòn. Ảnh: Bùi Thủy

    Đun nóng từ từ lại dầu, mỡ, tiếp tục thử đầu đũa thấy sủi tăm to là đạt độ. Chia theo mẻ nếu thực phẩm (đậu, cá, nem, khoai tây...) số lượng nhiều rồi cho vào đảo đều nhanh tay và vớt ra.

    Lúc này nhiệt cao giúp lớp ngoài nhanh chóng bay hơi (nếu còn nước) giúp cho vỏ khô giòn mà nước bên trong chưa thấm ra kịp làm nên đặc trưng của món ăn. Ngoài ra, lúc này xảy ra phản ứng hóa học maillard giữa phân tử đường và nhóm amino trên phân tử protein trong thực phẩm. Nếu ở 160 độ C sẽ 'bật dậy'' tỏa ra hương thơm ngào ngạt và có nhiều tầng vị như vị mạch nha, vị quả hạch, vị caremel tất cả hòa quyện làm nên màu vàng ruộm bên vỏ ngoài rất hấp dẫn.

    Theo Bùi Thủy vnexpress

    tin tức khác ...

  • Bảo đảm an toàn thực phẩm mùa lễ hội

    Bảo đảm an toàn thực phẩm mùa lễ hội

    Những ngày đầu xuân, tại các đền, chùa, khu di tích... luôn thu hút một lượng lớn du khách. Tuy nhiên khi du xuân, người dân không khỏi lo lắng bởi tình trạng hàng giả, thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc xuất xứ, vi phạm về chất lượng, hết hạn sử dụng... trà trộn trên thị trường, đe dọa sức khỏe người tiêu dùng.

  • Hà Nội sẽ xóa bỏ các điểm kinh doanh trái cây tự phát, không bảo đảm an toàn

    Hà Nội sẽ xóa bỏ các điểm kinh doanh trái cây tự phát, không bảo đảm an toàn

    UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch triển khai Đề án Tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025.

  • 10 món ăn phòng ngừa cảm cúm mùa rét

    10 món ăn phòng ngừa cảm cúm mùa rét

    Gà rang gừng, thịt rang sả ớt, sườn hầm, bún lòng xào nghệ, thịt kho tiêu giúp giữ ấm cơ thể, giảm ho, kháng viêm hỗ trợ sức khỏe phòng ngừa cảm cúm khi rét đậm.

  • Thái thịt ngang thớ hay dọc thớ?

    Thái thịt ngang thớ hay dọc thớ?

    Thông thường mọi người sẽ thái ngang thớ nhưng với một số món, không nên thái cách này vì sẽ làm thịt vỡ vụn, kém vị.

  • Bốn món cà phê Việt trong top ngon thế giới

    Bốn món cà phê Việt trong top ngon thế giới

    Cà phê sữa đá, cà phê đen, cà phê trứng, sữa chua cà phê được Taste Atlas chọn trong 63 đồ uống cà phê ngon nhất thế giới, nên thử khi đến Việt Nam.

  • Sử dụng hóa chất độc hại để ngâm, ủ thực phẩm: Cần tăng nặng hình phạt

    Sử dụng hóa chất độc hại để ngâm, ủ thực phẩm: Cần tăng nặng hình phạt

    Thực tế đã chứng minh rằng, khi chế tài xử phạt tăng cao, hành vi và nhận thức của cá nhân, tổ chức sẽ thay đổi.

  • icons8-exercise-96