Ẩm thực
Ẩm thực
Gợi ý mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng cho chị em văn phòng
Những món ăn truyền thống nhưng lại đơn giản, dễ làm rất thích hợp để chị em văn phòng vốn không có nhiều thời gian thực hiện.
Việc chuẩn bị mâm cỗ truyền thống cúng ngày rằm tháng Giêng rất quan trọng vì từ xưa các cụ đã có câu: “Cúng rằm cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”.
Mâm cỗ cũng Rằm tháng Giêng có đầy đủ các vị (chua, cay, mặn, ngọt, bùi) vị mặn của nước chấm, vị cay của ớt, vị chua của đĩa nộm/ dưa muối, vị ngọt của bánh, vị bùi của nhân đậu xanh của vừng lạc, tượng trưng cho sự hài hoà âm dương trong cuộc sống.
Mâm cỗ cũng cần phải có đủ 5 màu sắc tượng trưng cho ngũ hành: đỏ (hỏa), xanh (mộc), đen (thổ), trắng (thủy) và vàng (kim).
Đồng thời có đủ 10 món gồm các món ăn từ tứ phương: Sông, Núi, Biển, Đồng bằng tất cả tạo nên mâm cỗ đủ đầy, cầu mong yên ấm an lành, xua đi những đen đủi nếu có.
Ngoài ra cũng còn phải tuỳ theo phong tục từng địa phương và điều kiện kinh tế của từng gia đình mà những món ăn trên mâm cúng ngày Rằm khác nhau.
Đồng thời, nó có thể được điều chỉnh sao cho phù hợp để mâm cúng được đầy đủ, tươm tất, thể hiện lòng thành kính của con cháu với ông bà tổ tiên.
Gợi ý mâm cúng rằm đầy đủ ý nghĩa nhất: gồm có 10 món (tính cả gia vị nước chấm là 1 món).
XÔI LẠP SƯỜN
Xôi lạp sườn là món ăn đầu tiên góp mặt trong mâm cúng Rằm tháng Giêng/ ngày Rằm đầu tiên của năm mới hoặc thay thế bằng bánh chưng.
Bởi từ những hạt lúa gạo là tượng trưng cho trời, như một lời cầu vạn sự được vuông tròn đầy đặn trong năm mới.
GÀ LUỘC
Gà luộc không chỉ là lễ vật dễ kiếm, dễ chế biến, hình ảnh gà trống thể hiện sự oai phong hùng dũng ngoài ra còn chứa đựng nhiều ý nghĩa tốt đẹp.
Gà không chỉ là món ăn quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày mà trong các ngày lễ Tết, đây cũng là món ăn không thể thiếu.
NỘM NGŨ SẮC
Món nộm ngũ sắc, ngũ vị chua chanh, cay ớt mặn muối, ngọt đường, bùi những hạt lạc rang. Cũng là món thanh mát tránh ngấy ăn kèm bánh chưng và thịt.
Cách làm nộm ngũ sắc rất đơn giản. Các lại rau củ bào hoặc thái nhỏ rồi trộn cùng với nước mắm chua ngọt, rắc thêm ít lạc rang là xong.
BÓNG XÀO THẬP CẨM
Đĩa bóng xào bò thập cẩm/ hoặc bát canh bóng là một món ăn truyền thống không thể thiếu trong những nhịp lễ Tết cổ truyền của người Việt.
Cách làm bóng xào thập cẩm không khó. Phi thơm hành khô, cho thịt bò vào xào nhỏ lửa, thịt tái cho tôm nõn vào xào cùng.
Thịt và tôm nõn gần chín tiếp tục cho bóng vào xào cùng, tiếp tục cho nấm hương vào xào cho thơm. Nêm một chút gia vị, đảo đều cho ngấm.
Khi bóng và thịt chín tái lần lượt cho các loại rau củ vào xào cùng, lưu ý cho rau củ lần lượt theo thứ tự rau củ nào lâu chín hơn thì cho vào trước: cà rốt, rau cần… Nêm lại gia vị mì chính vừa ăn là xong.
TÔM SÚ CHIÊN
Tôm sú chiên (hoặc hấp), tôm có màu sắc tươi tắn với vẻ oai hùng là món ăn tượng trưng cho biển cả.
CÁ TẨM BỘT CHIÊN GIÒN
Cá tẩm bột chiên giòn/ hoặc cá hấp, kho đều được. Là món ăn tượng trưng cho vùng sông suối.
CANH MỌC NGŨ SẮC
Bát canh mộc ngũ sắc: màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim.
Và cũng là món truyền thống không thể thiếu trong những dịp lễ Tết quan trọng của người Việt.
CANH MIẾN NẤU NẤM HƯƠNG
Món miến nấu nấm hương chay. Bát miến là một trong món ăn truyền thống không nên thiếu trong mâm cúng Rằm tháng giêng.
NEM RÁN
Món nem rán hoặc nem Hà nội cũng là một trong những món truyền thống trong những dịp lễ tết quan trọng trong văn hoá người Việt.
Nước chấm đủ vị chua, cay, mặn, ngọt tượng trưng cho sự đa dạng trong cuộc sống.
Trong quan niệm của nhân dân ta, ngoài việc chuẩn bị mâm cỗ cúng ngày Rằm tháng Giêng thật chu đáo nêu trên, các gia đình cũng nên làm lễ cúng vào lúc chính Ngọ, tức 12 giờ trưa.
Đây là lúc trời Phật hiển linh nên mọi người sẽ “cầu được ước thấy” thay sự duy tâm của người Việt ta.
Theo Eva.vn/Thùy Anh (Khám phá)
tin tức khác ...

Hà Nội: Phát hiện cơ sở cung cấp suất ăn trường học không đảm bảo vệ sinh
Tại thời điểm kiểm tra Công ty TNHH TPT Đầu tư thương mại và dịch vụ (tại địa chỉ số 7 phố Vạn Phúc, quận Ba Đình) - đơn vị cung cấp suất ăn trường học, thành viên đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội nhấn mạnh, điều kiện vệ sinh ở đây rất yếu kém.

Bí quyết nhỏ làm nên chiều sâu hương vị món Việt
Trong nghệ thuật ẩm thực Việt, có một kỹ thuật chế biến tuy giản dị nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện hương vị và kết cấu món ăn – đó là **đảo săn**. Không giống với xào hay chiên cần dầu mỡ, đảo săn sử dụng nhiệt cao để làm se mặt thực phẩm, giúp “khoá” hương vị trước khi đưa vào các công đoạn hầm, kho, bung hay ninh.

5 loại thực phẩm thường bị bảo quản sai, dễ hỏng nhanh trong tủ lạnh
Việc bảo quản thực phẩm không đúng cách trong tủ lạnh không chỉ khiến chúng mất đi độ tươi ngon mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Dưới đây là 5 loại thực phẩm thường bị đặt nhầm chỗ trong tủ lạnh, theo các chuyên gia dinh dưỡng và an toàn thực phẩm quốc tế.

Cục An toàn thực phẩm siết chặt quản lý thực phẩm chức năng: Hàng loạt vi phạm bị xử lý
Trước thực trạng thực phẩm chức năng tràn lan quảng cáo sai sự thật, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đang triển khai hàng loạt biện pháp kiểm tra, xử phạt nghiêm để bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng.

Giòn Rụm Hấp Dẫn: Cách Làm Đậu Phụ Chiên Xù Hoàn Hảo
Món đậu phụ chiên xù thu hút thực khách bởi lớp vỏ vàng ruộm, giòn rụm, bao bọc phần nhân mềm béo bên trong. Đây là món ăn đơn giản nhưng không kém phần hấp dẫn, phù hợp cho bữa cơm gia đình hoặc các bữa tiệc nhẹ.

Những sai lầm chế biến và bảo quản thực phẩm đừng xem nhẹ
Chế biến và bảo quản thực phẩm tưởng chừng là những thói quen hàng ngày, nhưng nếu thực hiện sai cách, chúng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.